0 - 2,140,533,647 VNĐ        
0 - 2,140,533,647 VNĐ        
  • Sơn Hải Kinh
    Trong kho tàng điển tịch của người Trung Hoa, Sơn hải kinh là một bộ sách rất đặc biệt. Nó bao hàm nội dung về rất nhiều phương diện, từ địa lý, thiên văn, lịch sử, thần thoại, khí tượng cho tới động vật, thực vật, khoáng vật, y dược, tôn giáo. Những ghi chép trong sách tuy cũng có một số có thể ấn chứng với thực tế, nhưng phần nhiều vẫn mang màu sắc thần thoại, có lẽ được dựa vào trí tưởng tượng mà viết nên. Cũng bởi thế mà người thời Thanh khi biên soạn Tứ khố toàn thư có nhận định rằng sách này “ba hoa về những chuyện thần tiên ma quái, không có gì là chân thực, thực là tổ của dòng tiểu thuyết vậy. Đưa vào Sử bộ, không thể chấp thuận được vậy”, rồi bèn đổi sang Tử bộ, xếp vào loại Tiểu thuyết gia.

    Về mặt kết cấu, bản Sơn hải kinh mà chúng ta có thể thấy được ngày nay cả thảy có 18 quyển, trong đó 5 quyển đầu được gọi chung là Ngũ tạng sơn kinh, hay gọi tắt là Sơn kinh, chủ yếu ghi chép về núi non và sản vật các nơi cùng với nghi thức cúng tế thần thánh; 13 cuốn sau được liệt vào nhóm Hải kinh, lại được chia ra làm các nhóm nhỏ hơn là Hải Ngoại kinh, Hải Nội kinh và Đại Hoang kinh, chủ yếu ghi chép về hình thế địa lý và phong thổ nhân tình ở các vùng. Về thứ tự trình bày các phương hướng, ngoại trừ Đại Hoang kinh thì các phần còn lại đều được sắp xếp theo thứ tự nam, tây, bắc, đông, khác hẳn với lẽ thường. Đây là một bí ẩn mà đến nay chưa người nào có thể đưa ra lời giải đáp xác đáng, cũng chưa ai phát hiện ra một cuốn thư tịch nào khác được chép theo thứ tự như vậy trong kho thư tịch thời Tiên Tần.

    Bản dịch lần này được dịch từ nguyên tác Hán văn cổ trong bản Sơn hải kinh in năm 2009 của Trung Hoa thư cục, tham khảo thêm bản Sơn hải kinh khắc in năm Vạn Lịch thứ 28 (năm 1600) đời nhà Minh của Mân Cách cổ trai, bản Sơn hải kinh in năm 2000 của Nhà xuất bản Cổ tịch Giang Tô, bản Sơn hải kinh in năm 2015 của Tập đoàn xuất bản Cát Lâm.
    Sơn Hải Kinh – Nguyễn Đức Vịnh
    Sơn Hải Kinh – Nguyễn Đức Vịnh
    240,000 VNĐ
    796

  • Mô tả
    Chỉ Tay Tiền Định & Số Tiền Định & Tướng Lý Huỳnh Chơn – Viên Tài Hà Tấn Phát (Gia Cát Tôn)

    * Chỉ Tay Tiền Định:

    Thuật bói toán dựa theo sự khảo cứu của bàn tay gồm hai khoa riêng biệt nhưng bổ túc lẫn nhau.

    Khoa thứ nhất, nghiên cứu hình dạng bề ngoài của bàn tay, tính chất mềm mại của lòng bàn tay và các ngón tay. Những phát giác của chúng sẽ cho ta biết tánh tình cũng như khả năng hay bẩm sinh của người mà ta đang xem.

    Khoa thứ hai là thuật xem chỉ tay đúng với nghĩa của nó. Khoa này khảo cứu phần trong của bàn tay: những gò, những đường chỉ giúp ta đoán trước tương lai của người mà ta đang xem.


    * Số Tiền Định:


    Một công trình trắc nghiệm trên 20 năm khảo cứu ngày sanh của các tuổi tương hạp những màu sắc thích nghi với những con số tương quan, liên hệ về vận mạng, nghề nghiệp, công danh, bịnh tật, sống chết, và thêm phần xem nét chữ của mỗi người để biết tính tình, số phận…

    Tướng Lý Huỳnh Chơn:

    Biết được tướng lý cũng là việc rất cần, khi xã giao chọn bạn, thì ta đã có sẵn mảnh gương trong để soi thấu tâm lý con người.
    Từ xưa đến nay, đã có bao nhiêu thi nhân, học sĩ, cho đến những bậc cao tột như Quân Vương, thấp xuống nữa là những người chân lấm tay bùn, ai cũng có lúc băn khoăn về số phận ở đời, không nhiều thì ít.
    Chỉ Tay Tiền Định & Số Tiền Định & Tướng Lý Huỳnh Chơn – Viên Tài Hà Tấn Phát (Gia Cát Tôn)
    Chỉ Tay Tiền Định & Số Tiền Định & Tướng Lý Huỳnh Chơn – Viên Tài Hà Tấn Phát (Gia Cát Tôn)
    190,000 VNĐ
    1090

  • Hát Văn 36 Giá Đồng
    Trong khi hầu đồng, người hầu đồng nhằm diễn tả lại tính cách, cuộc đời của một vị thánh mình đang hầu. đó là những vị thánh giúp nước giúp dân. gọi là một giá đồng. Trong hầu bóng có tất cả 36 giá đồng, bao gồm:
    1.Các giá Mẫu
    – Mẫu đệ nhất là Thiên Tiên Thánh Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh mặc trang phục màu đỏ.
    – Mẫu đệ nhị là Mẫu Thượng Ngàn mặc trang phục màu xanh.
    – Mẫu đệ tam là Mẫu Thuỷ Phủ mặc trang phục mầu trắng.
    2.Giá Trần Triều
    – Thờ về Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
    3.Giá Quan Lớn
    – Quan Đệ nhất
    – Quan Đệ nhị
    – Quan Đệ tam
    – Quan Tứ Phủ
    – Quan đệ ngũ Tuần Chanh.
    4.Các giá Chầu
    – Chầu Bà đệ nhất
    – Chầu Bà đệ nhị
    – Chầu Bà Suối rút
    – Chầu Bà đệ tứ
    – Chầu Bà đệ ngũ
    – Chầu Lục
    – Chầu Thất
    – Chầu Bát Nàn ( tướng Hai Bà Trưng )
    – Chầu cửu tỉnh
    – Chầu Mười – Đồng Mỏ
    – Chầu Bà – Bắc Lệ.
    5.Các giá tứ Phủ quan hoàng, gồm 10 vị:
    Trong 10 vị này chỉ hầu ba vị:
    – Ông Hoàng Bơ
    – Ông Hoàng Bẩy
    – Ông Hoàng Mười ( Nghệ An ).
    6.Tứ Phủ Thánh Cô :
    Gồm 12 cô, nhưng đa phần chỉ hầu ba giá cô:
    – Cô Bơ
    – Cô Chín
    – Cô Bé.
    7. Tứ Phủ Thánh Cậu
    Gồm 4 cậu:
    – Cậu Cả.
    – Cậu Hai
    – Cậu Ba
    – Cậu Bé.
    Trong 36 giá đồng, mỗi người hầu đồng không bao giờ hầu hết tất cả. Họ chỉ hầu một số giá đồng được coi là căn mạng chính của họ. Mỗi người lại có căn mạng khắc nhau, những người này gọi là các Thanh Đồng. Khi một người hầu bóng xung quanh bao gồm các con nhang tín đồ, gồm có tứ trụ để hầu dâng giúp việc hầu đồng cho người lên đồng.
    Trong khi hầu bóng, sẽ có người hát văn hầu cho người hầu đồng. môi giá đồng lại có một lời hát văn khác nhau dành cho từng giá đồng. Lời hát văn này diễn tả cung bậc cuộc đời và tình cảm của vị thánh đang được hầu.
    Hát Văn 36 Giá Đồng (Do Các Nghệ Nhân Đền Vua Cha Bát Hải Biên Soạn)
    Hát Văn 36 Giá Đồng (Do Các Nghệ Nhân Đền Vua Cha Bát Hải Biên Soạn)
    180,000 VNĐ
    20653

  • phone
    phone
    phoneFacebookzalophone

    Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm